Khuyến cáo phòng chống bệnh bạch hầu

Thứ năm - 11/07/2024 09:18 55 0
Tình hình bệnh dịch bạch hầu diễn đang biến phức tạp, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An, Bắc Giang và đã ghi nhận ca tử vong.

Triệu chứng bệnh bạch hầu

Tổng quan về bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thời gian ủ bệnh: Từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn.

Thời kỳ lây truyền: Thường không cố định. Người bệnh đào thải vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, có thể ngay từ cuối thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ lây truyền kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít khi trên 4 tuần. 

Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3, 4 tuần, rất hiếm trường hợp kéo dài tới 6 tháng. Điều trị kháng sinh có hiệu quả nhanh chóng sẽ chấm dứt sự lây truyền. Hiếm có trường hợp mang vi khuẩn mãn tính kéo dài trên 6 tháng.

Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.

Triệu chứng bệnh bạch hầu

- Ca bệnh lâm sàng:

+ Viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau. Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ.

+ Khám thấy có giả mạc. Cần phân biệt tính chất của giả mạc bạch hầu với giả mạc mủ. Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc mầu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu. Cho giả mạc vào cốc nước dù có khuấy mạnh cũng không tan. Còn giả mạc mủ thì sẽ bị hoà tan hoàn toàn trong cốc nước. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyết.

+ Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác và/hoặc viêm cơ tim. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% - 10%.

- Ca bệnh xác định: Phân lập vi khuẩn bạch hầu dương tính từ mẫu bệnh phẩm lâm sàng.

Đường lây truyền và triệu chứng của bệnh bạch hầu

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do các chủng vi khuẩn có tên Corynebacteria diphtheriae gây ra, tạo ra độc tố. Chất độc thường bám vào các mô trong hệ hô hấp và gây bệnh bằng cách giết chết các mô khỏe mạnh.

Các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng bao gồm: đau họng, sốt, sưng cổ và suy nhược.

Trong vòng 2–3 ngày kể từ khi bị nhiễm trùng, mô chết tạo thành một lớp phủ dày, màu xám có thể bao phủ các mô ở mũi, amidan và cổ họng, khiến người bệnh khó thở, khó nuốt.

Hiếm gặp hơn, chất độc xâm nhập vào máu và gây tổn thương cho tim, thận và dây thần kinh.

Vi khuẩn bạch hầu lây lan từ người này sang người khác, thường qua các giọt hô hấp, như khi ho hoặc hắt hơi. Mọi người cũng có thể bị bệnh khi chạm vào vết loét hoặc vết loét hở bị nhiễm trùng.

Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh lúc ho, hắt hơi.

Ngoài ra, bệnh có thể lây qua con đường gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh hoặc lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.

Bệnh bạch hầu qua da có thể lây truyền qua đường tình dục.

Các biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu đã có thuốc điều trị và hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vaccine. Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, khuyến cáo người dân đưa trẻ đi tiêm chủng, tiêm vaccine phối hợp có thành phần phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch bao gồm các mũi tiêm khi trẻ dưới 1 tuổi và tiêm nhắc khi trẻ 18 tháng tuổi. 

Lịch tiêm chủng vaccine phòng bạch hầu trong Chương trình TCMR:

Mũi 1: Tiêm vaccine DPT - VGB - Hib (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib) khi trẻ 2 tháng tuổi. 

Mũi 2: Tiêm vaccine DPT - VGB - Hib khi trẻ 3 tháng tuổi. 

Mũi 3: Tiêm vaccine DPT - VGB - Hib khi trẻ 4 tháng tuổi. 

Mũi 4: Tiêm vaccine DPT (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván) khi trẻ 18 tháng tuổi.

Tại các địa phương nguy cơ cao, trẻ 7 tuổi cần tiêm nhắc mũi thứ 5 với vaccine bạch hầu giảm liều-uốn ván (Td).

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu như phụ nữ trước hoặc đang mang thai, người già trên 50 tuổi; người mắc bệnh mạn tính… cũng cần tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Ngoài ra, người dân cần giữ vệ sinh cá nhân (thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; vệ sinh mũi, họng hàng ngày); đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học, các nơi công cộng thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. 

Những người xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng, tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay61
  • Tháng hiện tại21,450
  • Tổng lượt truy cập1,434,015
DỰ THẢO VĂN BẢN
giấy mời, tài liệu họp
công báo
vb chỉ đạo điều hành
thông tin đầu tư đấu thầu
chương trình kế hoạch hoạt động
họp thư điện tử
hệ thống tiếp nhận người dân
hệ thống tiếp nhân doanh nghiệp
giải quyết khiếu nại tố cáo
csdl thủ tục hành chính
quân đội nhân dân
Zalo
 
FB
 
Thông tin thống kê
Thông tin dịch bệnh
Chương trình- Đề tài KHCN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây