Về phía UBND tỉnh có đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc – Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh; đồng chí Trần Văn Chiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương.
Toàn cảnh buổi giám sát
Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2021-2023, công tác kiểm soát TTHC từng bước đi vào nền nếp. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cơ quan hành chính các cấp thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách TTHC.
Đồng chí Đoàn Minh Long – Chánh Văn phòng UBND tỉnh báo cáo công tác thực hiện cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2023
Hiện tại, tỉnh đã công bố, công khai toàn bộ TTHC của các ngành, các cấp chính quyền thực hiện trên địa bàn tỉnh bao gồm 1.817 TTHC. Trong đó: Tại cấp tỉnh là: 1.407 TTHC; cấp huyện là 287 TTHC và cấp xã là 123 TTHC. Toàn bộ các TTHC này đã được công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ (https://dichvucong.gov.vn). Hàng năm, các cấp, các ngành của tỉnh rà soát, hoàn thiện, kiến nghị bãi bỏ những thủ tục và các loại giấy tờ không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện TTHC. 100% các TTHC (trừ những TTHC đặc thù theo quy định của pháp luật về kiểm soát TTHC) được thực hiện niêm yết, tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã.
Triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương về cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số; thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh; thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; chỉ đạo khắc phục những hạn chế qua kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo, Tổ công tác của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương, HĐND tỉnh. Kết quả cải cách TTHC ngày càng được nâng lên; việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã được thực hiện ngày càng đi vào nề nếp; Việc thực hiện “4 tại chỗ” của một số TTHC các ngành như: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư ở Bộ phận Một cửa đã có hiệu quả tích cực, từng bước giảm bớt khâu trung gian và trả kết quả giải quyết TTHC nhanh chóng cho người dân.
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai tại 3 cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh; Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh được thành lập sớm; đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết TTHC (đạt tỷ lệ 25,69% ); Triển khai thí điểm giao Bộ phận Một cửa cấp xã tiếp nhận và trả kết quả một số TTHC cấp huyện, góp phần giảm tải công việc cơ quan hành chính.
Đồng chí Nguyễn Đài Thy – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đặt vấn đề cần làm rõ trong buổi giám sát
Các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của Trung ương và địa phương trong thực thi công vụ nói chung, công tác CCHC, kiểm soát TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTTHC nói riêng; tăng cường xử lý hồ sơ TTHC trên hệ thống điện tử, hướng đến mục tiêu xử lý toàn trình các TTHC nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí xử lý của người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước; hạn chế nguy cơ nhũng nhiễu, tiêu cực đến từ việc tiếp xúc thường xuyên giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan thẩm quyền xử lý hồ sơ TTHC. Quan tâm chỉ đạo và thực hiện niêm yết công khai nội dung, địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thông qua các kênh như: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh, Hệ thống tiếp nhận phản ánh của tỉnh (cổng 1022), Cổng thông tin điện tử của Sở ngành, địa phương, đồng thời công khai số điện thoại đường đây nóng tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả các cấp để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân về thái độ phục vụ của công chức, viên chức, về quy trình giải quyết TTHC cho người dân.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả các cấp được đẩy mạnh, nhất là việc ứng dụng các phần mềm trong giải quyết TTHC; kịp thời niêm yết công khai TTHC, quy trình giải quyết TTHC, thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung khi có chủ trương, quy định mới để kịp thời bãi bỏ những TTHC không còn phù hợp, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách thủ tục hành chính từng bước được tăng cường. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã góp phần chấn chỉnh, khắc phục một số hạn chế, tồn tại, những sai sót của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.
Tại buổi giám sát, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh đã giải trình làm rõ những nội dung mà Đoàn giám sát đề ra. Đặc biệt là việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai, việc liên thông giải quyết TTHC trên môi trường mạng; triển khai các dịch vụ công trực tuyến; kiểm tra, giám sát công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số trên địa bàn hàng năm, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan; kinh phí thực hiện cho việc đầu tư, công tác cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số…
Đồng chí Văn Tiến Dũng – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh giải trình làm rõ các vấn đề đoàn giám sát đặt ra
Phát biểu tại buổi giám sát, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc nhận định mặc dù trong thời gian qua, công tác cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số đã được các cấp, các ngành quan tâm. Tuy nhiên công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC tại một số đơn vị có lúc còn chưa kịp thời tại một số lĩnh vực có TTHC phức tạp như đầu tư, đất đai, xây dựng,.... Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến chưa cao như mong muốn. Công tác chuyển đổi số tuy được triển khai nhưng chưa đồng bộ, số hóa xây dựng cơ sở dữ liệu của các ngành còn chậm, công tác tích hợp cơ sở dữ liệu vào hệ thống điều hành chung còn chưa đồng bộ, đầy đủ. Tỷ lệ giao dịch không tiền mặt trong kinh doanh, thương mại còn khiêm tốn; kết quả các chỉ số liên quan đến cải cách TTHC chuyển biến chưa cao.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc phát biểu tại buổi giám sát
Trước những hạn chế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc đề nghị các Sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm trong thực hiện cải cách TTHC. Tiếp tục hoàn thiện các dịch vụ công trực tuyến; tiếp tục quan tâm, rà soát, tiết giảm, công khai, cập nhật đầy đủ các TTHC tại các nơi làm việc; tăng cường công tác truyền thông về công tác cải cách TTHC. Đẩy mạnh số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu, tích hợp cơ sở dữ liệu lên hệ thống IOC của tỉnh. Tăng cường kiểm tra công vụ, kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm các hành vi những nhiễu, tiêu cực; xây dựng văn hóa ứng xử trong giải quyết TTHC tại các đơn vị; hoàn thiện các cơ chế tiếp nhận và giải quyết phản ánh kiến nghị của người dân. Cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ công tác đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp.
Kết luận buổi Giám sát, đồng chí Nguyễn Thành Tâm – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh công tác cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm được Trung ương và Tỉnh ủy, HĐND tỉnh quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Mặc dù quá trình thực hiện đã được triển khai cụ thể nhưng kết quả vẫn chưa đạt tỷ lệ cao.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thành Tâm – Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát
Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương nhìn nhận hạn chế, tồn tại, có giải pháp khắc phục kịp thời; đề nghị UBND tỉnh tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao các chỉ số. UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Đoàn giám sát tiếp tục giải trình, làm rõ các hạn chế, nguyên nhân để cùng đưa ra các giải pháp cụ thể, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút đầu tư của tỉnh.
V.K
Ý kiến bạn đọc