Xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh đề nghị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 30/10/2020 của UBND tỉnh về việc phát động phong trào thi đua “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 426/KH-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025, Công văn số 493/UBND-NC ngày 27/02/2023 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” và các phong trào thi đua Chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới do UBND tỉnh phát động, trên tinh thần xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Thực hiện nghiêm túc việc công nhận gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” theo Hướng dẫn số 4796/HD-SNN ngày 13/12/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt hiệu quả Kế hoạch số 1817/KH-UBND ngày 20/6/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tây Ninh năm 2024. Tập trung thực hiện đạt các chỉ tiêu sau:
- Huyện Bến Cầu đạt chuẩn nông thôn mới.
- Duy trì 65/71 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, 25 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tất cả các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2010 - 2021 sẽ tiếp tục thực hiện nâng chất lượng tiêu chí, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Tiêu chí Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
- Có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới (nâng tổng số xã đạt chuẩn đến cuối năm 2024 có 68/71 xã, chiếm 95,7%), gồm các xã: Tân Hiệp (huyện Tân Châu), Phước Minh (huyện Dương Minh Châu), Long Vĩnh (huyện Châu Thành). Số tiêu chí bình quân/xã: 18,8 tiêu chí.
- Có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (xã Bình Minh, thành phố Tây Ninh); lũy kế đến cuối năm 2024 có 04/71 xã, chiếm 5,6%.
- Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn: phấn đấu duy trì đạt yêu cầu Bộ Tiêu chí nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 - 2025, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn trên 68 triệu đồng/người/năm; kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều xuống < 0,5%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 90%; môi trường được bảo vệ và cải thiện, tỷ lệ sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt trên 30%.
Nhiệm vụ trọng tâm
Tập trung triển khai thực hiện đạt hiệu quả các nội dung thuộc Chương trình Chuyên đề trọng tâm năm 2024 theo các Kế hoạch đã được ban hành, cụ thể:
- Kế hoạch số 292/KH-CAT ngày 10/11/2022 của Công an tỉnh triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Kế hoạch số 1239/KH-UBND ngày 26/4/2023 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2023 - 2025.
- Kế hoạch số 2382/KH-UBND ngày 31/7/2023 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 - 2025.
- Kế hoạch số 2454/KH-UBND ngày 04/8/2023 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 - 2025.
- Kế hoạch số 2606/KH-UBND ngày 18/8/2023 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình phát triển Du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 - 2025.
- Kế hoạch số 3306/KH-UBND ngày 20/10/2023 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Kế hoạch số 1295/KH-UBND ngày 03/5/2023 của UBND tỉnh về truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 - 2025.
Thực hiện tốt công tác khen thưởng; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, qua đó động viên, ghi nhận, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt; chấn chỉnh, khắc phục những nội dung yếu kém. Việc biểu dương, khen thưởng phải đảm bảo kịp thời, công khai, dân chủ, chú trọng những người làm trực tiếp, các mô hình điển hình về phát triển sản xuất, kinh doanh, gương “người tốt, việc tốt”, những cách làm hay, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư và toàn xã hội.
Tạo khí thế thi đua mạnh mẽ, sôi nổi
Các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, trường học triển khai Phong trào thi đua phù hợp với tình hình thực tế gắn với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Tập trung đổi mới tư duy, phương pháp, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu để tổ chức thực hiện đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tạo khí thế thi đua mạnh mẽ, sôi nổi và liên tục.
Phong trào thi đua phải đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm, trọng điểm như: Phát triển sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn, khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; đầu tư hạ tầng phát triển thương mai, dịch vụ, du lịch; công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, an sinh xã hội...
Tập trung cao cho triển khai kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các mô hình sản xuất hàng hóa có liên kết, tạo chuỗi trong sản xuất. Triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.
Huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng, cụ thể hóa chính sách của cấp trên cùng với chính sách của địa phương để huy động sức dân thực hiện, gắn với việc giao quyền tự chủ cho Nhân dân, khơi dậy tinh thần, khát vọng, công sức, vai trò chủ thể của Nhân dân để thực hiện hiệu quả. Quan tâm đầu tư các hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh, đặc biệt đối với các hạ tầng quan trọng, chủ động tạo nguồn lực để thực hiện.
Quan tâm nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Có giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, vận động tuyên truyền để tăng tỷ lệ bảo hiểm y tế. Nâng cao chỉ số cải cách hành chính, đảm bảo phục vụ hiệu quả cho công việc cũng như đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn ngay từ cơ sở.
Ý kiến bạn đọc