Các Sở, ban, ngành tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: xây dựng, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, giày da… đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại, thiết bị nâng, thang máy; Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động bằng nhiều hình thức phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nhất là cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật.
Sở Y tế, Sở Xây dựng theo chức năng nhiệm vụ tăng cường quản lý, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn lao động. UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến các nguy cơ rủi ro, biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; tăng cường công tác kiểm tra chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Ý kiến bạn đọc