UBND tỉnh triển khai Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 22/07/2013 17:30 68 0

UBND tỉnh triển khai Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh

Nhằm mục tiêu chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ do Chính phủ quy định; Từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình chất lượng cao; nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước, ngày 04/7/2013, UBND tỉnh ban hành văn bản 1447/UBND-VX nhằm triển khai Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh với kế hoạch thực hiện như sau:

Về hạ tầng, đến ngày 31/12/2018 hoặc trước thời điểm này tùy theo tiến độ triển khai của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất, Đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) Tây Ninh sẽ có phương án cho thuê lại nhà đặt máy, cột anten.

Về phát sóng số mặt đất. Đài PT-TH Tây Ninh không thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất. Để thực hiện đúng lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đã được cấp phép để xây dựng kế hoạch khảo sát nhằm xác định số hộ gia đình có máy thu hình trên địa bàn tỉnh thu được kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền  thiết yếu đã được số hoá.

Trên cơ sở kết quả thu được, Đài PT-TH Tây Ninh sẽ xác định thời gian ngừng phát sóng tương tự trước ngày 31/12/2018.

Về sản xuất nội dung chương trình, các chương trình do Đài tự sản xuất (cùng liên kết sản xuất) phải chiếm khoảng 50% tổng thời lượng phát sóng. Các chương trình phải chính xác, khách quan, kịp thời phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội, đảm bảo vai trò định hướng dư luận xã hội. Chất lượng chương trình phải ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao dân trí, giải trí, nhất là đối với vùng có đồng bào dân tộc ít người. Tăng cường hợp tác trao đổi chương trình với các Đài PT-TH khác trong và ngoài nước như nâng cao chất lượng các chuyên mục, chuyên trang, sản xuất các định dạng chương trình mới, phát triển các chương trình truyền hình trực tuyến trên Internet, truyền hình theo yêu cầu, truyền hình lai ghép, đào tạo tập huấn chuyên môn nghiệp vụ phát thanh truyền hình.

Định hướng hoạt động sản xuất chương trình theo phương thức xã hội hóa từ quảng cáo của các doanh nghiệp nhất là các chương trình giải trí, chương trình truyền hình tương tác. Tuy nhiên cần xem trọng công tác quản lý, kiểm duyệt các chương trình xã hội hóa.

Về đào tạo nguồn nhân lực, Bộ phận kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng của Đài PT-TH Tây Ninh vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi kết thúc truyền hình tương tự. Trong thời gian này Đài sẽ tổ chức đào tạo cho một số kỹ thuật viên theo hướng sản xuất chương trình, một số còn lại sẽ tinh giản biên chế hoặc sẵn sàng chuyển qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng khi họ có nhu cầu.

Đào tạo chuyên gia trong nước và ở nước ngoài từ 2-3 người/năm, để đến năm 2020 có khoảng 20 chuyên gia giỏi trong các khối nội dung, kỹ thuật và quản lý; Đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức; Đào tạo người dẫn chương trình kiêm biên tập viên chuyên nghiệp, bỏ ngạch phát thanh viên.

TTTH

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Máy chủ tìm kiếm55
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay6,397
  • Tháng hiện tại32,916
  • Tổng lượt truy cập1,154,892
DỰ THẢO VĂN BẢN
giấy mời, tài liệu họp
công báo
vb chỉ đạo điều hành
thông tin đầu tư đấu thầu
chương trình kế hoạch hoạt động
họp thư điện tử
hệ thống tiếp nhận người dân
hệ thống tiếp nhân doanh nghiệp
giải quyết khiếu nại tố cáo
csdl thủ tục hành chính
quân đội nhân dân
Zalo
 
FB
 
Thông tin thống kê
Thông tin dịch bệnh
Chương trình- Đề tài KHCN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây